Có phải Phương Mỹ Chi là nhân vật trong clip nhạy cảm xôn xao dân mạng?
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.Autodesk và Ban Quản lý Đường sắt đô thị hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số
Năm 2022, bà Phạm Nguyễn Thị Hoài Thu (trú TP.HCM) ký hợp đồng và nhận thu nhập tại 3 công ty do Cục Thuế TP.HCM (từ 1.3 là Chi cục Thuế khu vực II) quản lý.Ngày 18.5.2024, bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022, đính kèm hợp đồng lao động ký ngày 26.11.2023 với Công ty TNHH LG tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (từ 1.3 thuộc Chi cục Thuế khu vực XV).Ngày 22.5.2024, bà nhận được thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế với lý do, căn cứ theo điểm b.2 khoản 8 điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế: "Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng".Theo cán bộ thụ lý hồ sơ, ở thời điểm quyết toán thuế (cán bộ xác định là thời điểm tháng 12.2022), bà Thu không giảm trừ gia cảnh tại Công ty TNHH LG nên không thuộc đối tượng quyết toán thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Cục này đề nghị bà Thu hủy tờ khai quyết toán thuế để nộp lại cơ quan thuế đúng theo quy định.Bà Thu không đồng ý thông báo này. Theo bà, từ tháng 11.2023 tới nay, bà ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại Công ty TNHH LG thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nên thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 (ngày 18.5.2024) bà nộp hồ sơ tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai là đúng.Gửi câu hỏi tới Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây, bà Thu hỏi trường hợp của bà theo đúng quy định thì phải nộp tại cơ quan thuế nào? Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 là thời điểm nộp hồ sơ tới cơ quan thuế hay là thời điểm nhận thu nhập?Hồi đáp trường hợp của bà Thu, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết, luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.Trong khi đó, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ 2 nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau: cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú...Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 (chậm nhất là ngày 4.5.2023), bà Thu có 3 nguồn thu nhập tại Công ty cổ phần G.G thuộc cơ quan thuế quản lý là Chi cục Thuế Q.3 (Cục Thuế TP.HCM); Công ty TNHH S. và Chi nhánh Công ty TNHH LG thuộc cơ quan thuế quản lý là Cục Thuế TP.HCM thì bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 tại cơ quan thuế quản lý công ty nơi bà tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
Người Việt có thể ngắm siêu trăng huyền ảo vào thời điểm nào năm 2024?
Brazil, nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới, đang vào vụ thu hoạch nhưng giá cà phê vẫn giữ đà tăng. Kỳ hạn tháng 7 tăng 3,3 USD lên 5.686 USD/tấn, tháng 9 giảm 1 USD xuống 5.301 USD/tấn, tháng 12 tăng 51,7 USD lên 5.469 USD/tấn.
Chiều nay 4.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo để thông tin về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ được tổ chức tại Quảng trường 24/3, vào lúc 20 giờ ngày 24.3.Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, giới thiệu những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng; cổ vũ, tạo động lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (nhiệm kỳ 2025 – 2030), phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cống hiến, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển.Điểm nhấn tại lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam."Chương trình bắn pháo hoa sẽ kéo dài khoảng 15 phút cả tầm cao lẫn tầm thấp, kinh phí từ nguồn xã hội hoá. Ngoài ra, nhân dịp lễ kỷ niệm, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất hỗ trợ mỗi thôn, khối phố 15 triệu đồng với tổng kinh phí khoảng 19 tỉ đồng", ông Hồng nói.Từ ngày 21-25.3, tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức triển lãm, trưng bày về các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh sau 50 năm giải phóng; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP; giới thiệu thành tựu của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Tại lễ khai mạc triển lãm sẽ lồng ghép một số hoạt động như khen thưởng và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam... Ngoài ra, trong tháng 3 sẽ tổ chức khởi công, khánh thành 5 công trình trọng điểm của tỉnh.Đáng chú ý, vào ngày 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sẽ tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa". Đây là hoạt động đặc biệt để tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào cung đường này, đồng thời quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịchNgoài các hoạt động chính nêu trên, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam còn có một số hoạt động hưởng ứng khác như: triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; trao giải báo chí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam…Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn thông qua sự kiện này sẽ lan tỏa được lịch sử, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam; lan tỏa được ý chí, khát vọng của người dân Quảng Nam đến với đông đảo nhân dân cả nước, cùng đồng hành, chia sẻ, tham gia góp ý với tỉnh để cùng bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."Việc hỗ trợ 15 triệu đồng cho mỗi khu dân cư, khối phố để tổ chức các hoạt động dịp lễ kỷ niệm chắc chắn là không đủ, nhưng đây sẽ là 'chất xúc tác' để khơi dậy niềm tự hào, động viên cả hệ thống chính trị, đặc biệt người dân, cùng hưởng ứng ngày vui chiến thắng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn Đảng, toàn dân", Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh.
Nữ du khách Việt khám phá vùng đất huyền bí của người tiền sử
Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi.